Huyện Pác Nặm được thành lập theo Nghị định số 56/2003/NĐ-CP, ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, chính thức hoạt động ngày 19/8/2003, trên cơ sở chia tách từ huyện Ba Bể, với diện tích tự nhiên 47.364ha, dân số trên 34.000 người, gồm 7 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa cùng sinh sống. Trước khi thành lập huyện, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội hết sức khó khăn.
Từ ngày thành lập đến nay, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân, đời sống kinh tế – xã hội của nhân dân các dân tộc đã từng bước được cải thiện, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục từng bước phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững và ổn định.
Dưới đây là hình ảnh lễ diễu binh, diễu hành biểu dương lực lượng của các đoàn đại biểu, các địa phương, đơn vị đại diện cho nhân dân các dân tộc, đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Pác Nặm tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập huyện:
Đại biểu duyệt màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm
Dẫn đầu đoàn diễu hành là khối rước Quốc kỳ
Biểu tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam.
Khối Hồng kỳ tiến vào lễ đài
Khối quân kỳ mang lá cờ quyết chiến quyết thắng, phần thưởng thiêng liêng, cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Khối sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Ban chỉ huy quân sự huyện. Chặng đường 20 năm qua, lớp lớp các thế hệ cán bộ, nhân viên Ban chỉ huy quân sự huyện luôn khẳng định bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.
Khối công an. Trong 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện và sự giúp đỡ tận tình của nhân dân, lực lượng Công an huyện đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, bí mật nhà nước
Đội hình đang tiến vào Lễ đài, là khối Dân quân tự vệ đại diện cho lực lượng dân quân tự vệ toàn huyện Pác Nặm.
Khối cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Đoàn thể, các cơ quan thuộc UBND huyện. Những năm qua, Khối Đảng, đoàn thể luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, trung tâm trong hệ thống chính trị, tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo được sự đồng lòng, đồng thuận của quần chúng nhân dân.
Đoàn đại biểu các cơ quan thuộc tỉnh đóng trên địa bàn huyện. Với chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Khối Giáo dục – Đào tạo. Giáo dục Pác Nặm được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu của Ngành giáo dục tỉnh nhà trong công tác xây dựng mô hình trường bán trú.
Khối y tế. Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm được thành lập năm 2003. Đến nay Trung tâm Y tế đã thực hiện được trên 70% dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến và thực hiện được một số kỹ thuật vượt tuyến.
Đoàn đại biểu đại diện cho đoàn viên, thanh niên huyện huyện Pác Nặm. Trong những năm qua, tuổi trẻ toàn huyện luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, không ngừng phấn đấu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã An Thắng. Xã An Thắng nằm ở phía đông nam của huyện Pác Nặm có diện tích tự nhiên 3.320,4 ha, với hơn 1.440 nhân khẩu, 279 hộ. Xã gồm 5 dân tộc anh em (Mông, Dao, Tày, Nùng, Mường) cùng sinh sống.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Bằng Thành. Bằng Thành là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Pác Nặm. Đảng bộ xã có 17 Chi bộ trực thuộc với 266 đảng viên, xã được chia thành 16 thôn, dân số 4.182 người. Gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ…cùng sinh sống
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Bộc Bố. Bộc Bố là xã Trung tâm của huyện Pác Nặm, có tổng diện tích tự nhiên là 5.336,53 héc ta, gồm 15 thôn, có 7 dân tộc cùng sinh sống.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Cao Tân. Xã Cao Tân nằm ở phía Tây Nam của huyện Pác Nặm, cách trung tâm huyện 19,5 km; có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.116 héc ta. Toàn xã hiện có 895 hộ với 4.495 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc Mông, Tày, Dao Kinh cùng chung sống tại 14 thôn.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Cổ Linh. Cổ Linh là xã nằm cách trung tâm huyện Pác Nặm 15km, có diện tích tự nhiên là 3.968,32 héc ta với dân số là 4565 người phân bố thành 12 thôn
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Công Bằng. Xã Công Bằng cách trung tâm huyện 12 km về phía Tây, diện tích đất tự nhiên 5.335,21 héc ta, xã có 6 dân tộc, 704 hộ= 3.302 nhân khẩu cùng chung sống ở 9 thôn bản.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Giáo Hiệu. Xã Giáo Hiệu cách trung tâm huyện 6km về phía Tây, với 6 anh em dân tộc cùng sinh sống là: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sán Chỉ.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Nghiên Loan. Xã Nghiên Loan là xã cửa ngõ nằm ở phía nam của huyện Pác Nặm với diện tích tự nhiên là 5.745,09 héc ta là xã thuộc khu vực III, có 15 thôn. Tổng dân số là 1.323 hộ với 6.047 nhân khẩu, có 05 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống gồm Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Nhạn Môn. Nhạn Môn là xã cách trung tâm huyện 6km. Diện tích tự nhiên 4.434,51 héc ta, có 478 hộ, với 2.301 khẩu, xã được chia thành 8 thôn, bản, có 03 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Mông và Dao.
Khối cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân xã Xuân La. Xuân La nằm ở phía Đông Nam của huyện Pác Nặm, cách trung tâm huyện 8 km, có diện tích tự nhiên là 3.967,57 héc ta; toàn xã có 9 thôn bản, với 623 hộ, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh cùng sinh sống đoàn kết.
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Pác Nặm ôn lại chặng đường vẻ vang khi đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để vững bước đi lên trên con đường đổi mới và phát triển.
Thu Hường